Suy giảm trí nhớ: Có thể do thiếu hụt Vitamin B12

Bà Ilsa Katz đã 85 tuổi khi cô con gái Vivian Atkins phát hiện mẹ cô dạo này thường xuyên quên trước quên sau. Thậm chí bà Ilsa Katz không nhớ nổi đã gặp ai, đã đi đâu và làm gì trong ngày. Cô Ilsa Katz ban đầu cho rằng đó là những dấu hiệu của tuổi tác thôi, nhưng khi sự lầm lẫn và trí nhớ của mẹ càng trở nên trầm trọng theo thời gian, cô Ilsa Katz thật sự lo lắng.

Bà Ilsa Katz thậm chí không thể nhớ được tên của những người họ hàng gần hoặc hôm nay là ngày mấy. Nếu ban đầu bà ấy định đi làm hoặc đi xuống phố thì một lúc sau bà ấy quên mất  phải đi đâu. Bà Ilsa còn rất dễ bị kích động nữa.

Sau khi được bác sĩ kiểm tra, bà Ilsa Katz bị chuẩn đoán đang ở giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer, và được kê đơn sử dụng thuốc Aricept chuyên dụng cho bệnh Alzheimer. Ngoài ra khi kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu, kết quả cho thấy nồng độ vitamin B12 trong máu của Ilsa Katz dưới mức bình thường và bác sĩ cho rằng nồng độ vitamin B12 ít cũng là nguyên nhân khiến bệnh tình của bà trở nên trầm trọng hơn.


Con gái cô cho hay khi bắt đầu sử dụng Vitamin B12, cô Ilsa Katz ít bị kích động hơn trước, ít bị quên trước quên sau và trí nhớ của cô ấy có vẻ cải thiện hơn trước.

Bây giờ đã 87 tuổi nhưng bà Ms Katz vẫn có thể tự lo cho mình mà không cần ai giúp đỡ dù sống một mình ở Manhatan.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không kiểm tra nồng độ vitamin B12 thường xuyên, đặc biệt ở người già?

Thật ra khi chúng ta già đi, khả năng hấp thụ vitamin B12 từ thức ăn bị giảm sút hơn nữa thường thì chúng ta không ăn những thức ăn có chứa nhiều vitamin B12. Không được cung cấp đầy đủ vitamin B12 lâu dần gây nên những triệu chứng rối loạn mà đôi khi có thể bị chuẩn đoán nhầm là do tuổi tác.

Dưỡng chất thiết yếu

B12 là một vitamin thiết yếu có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vitamin B12 cần thiết cho sự phát triển và duy trì hệ thống thần kinh, tổng hợp DNA và cấu tạo nên tế bào máu.

Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu, loại thiếu máu này có thể thấy được khi xét nghiệm máu. Thiếu vitamin B12 ở mức độ nhẹ thì gây mệt mỏi, run tay chân, mỏi cơ, đi đứng xiêu vẹo, không điều khiển được hành vi cơ thể, hạ huyết áp, trầm cảm, rối loạn cảm xúc và những vấn đề về nhận thức như suy giảm trí nhớ.

Nồng độ vitamin B12 trong máu nếu thấp hơn 250.10-12 gam/ml huyết tương thì được cho là bị thiếu vitamin B12. Giống như toàn bộ vitamin nhóm B, B12 cũng là một vitamin tan trong nước, cơ thể dự trữ vitamin B12 ở trong gan và các mô. Vì vậy cho dù chế độ ăn uống thỉnh thoảng sẽ không đủ vitamin B12 nhưng vì cơ thể vẫn có vitamin B12 tích trữ nên việc thiếu hụt B12 trong huyết tương sẽ không phát hiện ra trong nhiều năm.

Thậm chí nếu ban đầu hàm lượng B12 tích trữ trong cơ thể ít đi chăng nữa thì việc thiếu hụt phải trải cả năm mới thấy rõ, nếu ở trẻ sơ sinh thì sẽ nhận thấy nhanh hơn.

Hàm lượng B12 được đề xuất cho một chế độ ăn uống hàng ngày theo từng nhóm như sau: 2.4.10-3 gam mỗi ngày cho trẻ em từ 14 tuổi trở lên, 2,6.10-3 gam mỗi ngày đối với phụ nữ mang thai  và 2,8.10-3 gam mỗi ngày đối với phụ nữa đang cho con bú.  Trừ những trường hợp cơ thể không hấp thụ được vitamin B12, hàm lượng vitamin B12 như trên vốn dễ dàng được cung cấp đầy đủ từ  chế độ ăn uống cân bằng có đầy đủ protein động vật.

Vitamin B12 có thể tìm thấy dễ dàng trong tự nhiên từ các loại thực phẩm làm từ thịt, nhiều nhất là trong gan. Hoặc bạn cũng có thể tìm thấy B12 trong các loại thịt đỏ, gà tây, cá và nghêu sò. Trong trứng và thịt gà cũng chứa vitamin B12 tuy không nhiều bằng các loại trên.


 Những rủi ro

Các loại thức ăn từ thực vật chứa hầu như rất ít vitamin B12. Vậy nên những người ăn chay đặc biệt là những bà mẹ đang ăn chay mà vẫn trong thời kì cho con bú đều phải uống thực phẩm chức năng hoặc ăn ngũ cốc bổ sung để cung cấp đầy đủ hàm lượng vitamin B12 cần thiết cho cơ thể.

Những cơ thể sống khác như vi khuẩn Sprulina, các loại tảo thường chứa Pseudo vitamin B12    vốn không có ích gì cho cơ thể cả nhưng khi kiểm tra máu thì nó sẽ khiến cho kết quả bị sai lệch, làm cho kết quả nồng độ B12 khi kiểm tra trong máu ở mức bình thường. Mặc dầu trên thực tế, rong biển, lúa mạch là những nguồn không thật sự chứa vitamin B12 cần thiết cho cơ thể.

Đối với các thực phẩm từ động vật, vitamin B12 nằm ở dạng phức hợp với protein thế nên khi vào dạ dày sẽ được phân giải bởi axit dạ dày và rồi được ấp thụ bởi enzyme. Thế nên đối với những người sử dụng kinh niên các loại thuốc kháng axit dạ dày như Prilosec, Prevacid, Nexium  cũng như những thuốc trị loét dạ dày như Pecid và Tagamet thường dễ mắc phải tình trạng thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể và cần được cung cấp vitamin B12 hằng ngày.

Nồng độ axit trong dạ dày giảm dần cùng với tuổi tác. Có đến 30% người già thiếu hụt lượng axit trong dạ dày cần để hấp thụ vitamin B12 từ tự nhiên. Vì thế, việc tiêu thụ thường xuyên thực phẩm chức năng từ 25.10-3 đến 100-3 gam B12 mỗi ngày là rất cần thiết đối với những người trên 50 tuổi.

Vitamin B12 tổng hợp trong các loại thực phẩm chức năng không cần axit trong dạ dày mà vẫn hấp thụ được vào cơ thể. Hơn nữa lại không hề có sự khác biệt nào trong tác dụng của vitamin B12 tự nhiên hay tổng hợp cả. Để điều trị sự thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể, thường thì phải hấp thụ liều lượng vitamin B12 nhiều hơn cơ thể thực sự cần.

Vitamin B12 tự do trong tự nhiên và nhân tạo phải kết hợp với một chất ở trong dạ dày thì vitamin B12 mới được hấp thu qua ruột. Chất này thường thiếu ở những người bị rối loạn hệ miễn dịch tự động vốn thường được gọi theo y học là bệnh thiếu máu ác tính. Vì vậy thường thì để điều trị việc thiếu vitamin B12, các bác sĩ thường đề nghị tiêm vitamin B12.

Mặc dầu vậy, việc tiêm để bổ sung B12 này được cho là có tác dụng tương tự nếu dùng liều lượng đủ lớn vitamin B12 ở dạng viên nén ngậm dưới lưỡi hoặc ở dạng miếng dán trên da đối với những người có vấn đề trong việc hấp thụ B12, thậm chí là đối với những người bị bệnh thiếu máu ác tính.

Liều lượng vitamin B12 được khuyên nên cung cấp cho cơ thể trong một tháng khoảng 2 gam, tháng tiếp theo giảm còn 1 gam rồi lại giảm còn 1 gam cho hàng tuần.  Vitamin B12 dạng viên nén dưới lưỡi hoặc dạng miếng dán, thậm chí ở dạng kẹo ngậm có thể dùng đối với những người không nuốt được thuốc dạng viên.

Những người có nguy cao cao gặp phải tình trạng thiếu hụt vitamin B12 gồm: những người thường xuyên uống bia rượu cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng thiếu hụt vitamin B12 vì cồn ngăn không cho vitamin B12 hấp thụ; những người từng giải phẩu dạ dày để giảm cân hoặc để chữa bệnh loét dạ dày; những người thường hấp thụ axit amino salicyclic để điều trị bệnh viêm ruột hoặc bệnh lao; những người thường dùng thuốc giảm lượng đường trong máu để trị chứng đái tháo đường như Glucophage; những người thường dùng thuốc chống co giật, thuốc an thần. 

Nếu không duy trì nồng độ bình thường vitamin B12 trong máu thì liều lượng lớn axit folic có thể gây thiếu hụt vitamin B12 và gây nên sự suy giảm trí tuệ nếu không duy trì nồng độ bình thường vitamin B12 trong máu. Việc cung cấp kali đôi khi gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vitamin B12 ở một số người.

 Nếu như việc thiếu hụt vitamin B12 có thể gia tăng nguy cơ về tim mạch do thiếu hụt vitamin B12 sẽ làm tăng nồng độ axit amin homocysteine, một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tim nhưng việc cung cấp đầy đủ vitamin B12 lại không có tác dụng giảm thiểu các nguy cơ về tim mạch gì cả. Và trong khi đó, nồng độ cao homocysteine lại có liên quan mật thiết đến bện Alzheimer và bệnh mất trí nhớ, nên cho dù có giảm nồng độ homocysteine bằng cách bổ sung thêm vitamin B12 cũng không chứng minh được sẽ giúp cải thiện được chức năng nhận thức của não bộ. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác được tiến hành trên phụ nữ với chế độ ăn nghèo nàn, khi họ được bổ sung thêm B12 cho thấy sự giảm thiểu rất lớn trong việc làm chậm lại tốc độ suy giảm trí nhớ.

Nguồn: The New York Times , B record Plus